Thông cáo báo chí về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
25-2-2014

 

UBND TỈNH KON TUM                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 THANH TRA TỈNH                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                   Kon Tum, ngày 24 tháng 01 năm 2014

              

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, 

chống tham nhũng năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.


A. KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2013:

I. CÔNG TÁC THANH TRA.

Trong năm 2013, toàn Ngành Thanh tra tỉnh Kon Tum đã kết thúc 63 cuộc thanh, kiểm tra trên các lĩnh vực như: Quản lý tài chính- kế toán; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; công tác phòng, chống tham nhũng; việc thực hiện Luật BHXH, BHYT... Qua thanh tra phát hiện sai phạm 12.632.283.537 đồng. Thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN 2.846.495.659 đồng; thu hồi về cho đơn vị 5.843.926.421 đồng; xử lý khác 3.941.861.457 đồng; xử phạt vi phạm hành chính 902.000.000 đồng. Bên cạnh đó, kiến nghị tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm để có hình thức xử lý đối với các cá nhân, đơn vị có liên quan đến sai phạm. Đến nay, các đơn vị sai phạm đã nộp vào NSNN được 1.917.547.525 đồng đạt tỷ lệ 70%, số còn lại 928.948.134 đồng. Chủ yếu là các cuộc thanh tra mới kết thúc, hiện vẫn đang trong thời hạn thu hồi.

1. Công tác Thanh tra hành chính.

Trong năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã kết thúc 22 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực như: Quản lý tài chính- kế toán; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; công tác phòng, chống tham nhũng; việc thực hiện Luật BHXH, BHYT... Kết quả thanh tra có 16 cuộc sai phạm với số tiền 10.216.302.309 đồng. Thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN 1.886.512.243 đồng; thu hồi về cho đơn vị 5.791.761.421 đồng; xử lý khác 2.538.028.645 đồng. Bên cạnh đó, kiến nghị tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm để có hình thức xử lý đối với các cá nhân, đơn vị có liên quan đến sai phạm.

2.  Công tác thanh tra chuyên ngành:

Tính đến nay, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã kết thúc 31 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực tài chính, Thống kê, quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản... Qua thanh tra phát hiện số sai phạt 1.169.054.547 đồng. Thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN 434.384.388 đồng; thu hồi về cho đơn vị 35.000.000 đồng; xử lý khác 699.670.159 đồng (Trong đó: yêu cầu điều chỉnh sổ sách kế toán 401.275.500 đồng; yêu cầu bổ sung chứng từ 253.903.808 đồng; Chấp nhận giải trình của đơn vị 44.490.851 đồng); xử phạt vi phạm hành chính 902.000.000 đồng. Bên cạnh đó, kiến nghị tổ chức họp kiểm điểm đối với các cá nhân, đơn vị có liên quan đến sai phạm.

3. Lĩnh vực khác:

Trong năm 2013, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã kết thúc 10 cuộc thanh tra về công tác phòng chống tham nhũng (có lồng ghép với nội dung thanh tra về quản lý tài chính- kế toán, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản) và 01 cuộc thanh tra về việc quản lý, giao đất, thu tiền sử dụng đất. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm 1.246.926.681 đồng. Thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN 525.599.028 đồng; thu hồi về cho đơn vị 17.165.000 đồng; xử lý khác 704.162.653 đồng (Trong đó:Giảm trừ Thuế GTGT 653.414 đồng; yêu cầu điều chỉnh sổ sách kế toán 565.451.930 đồng; yêu cầu bổ sung chứng từ 58.946.309 đồng; yêu cầu điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định 25.350.000 đồng; yêu cầu điều chỉnh lại mức khấu hao tài sản cố định 18.265.000 đồng; chấp nhận giải trình của đơn vị 35.496.000 đồng).

4. Kết quả xử lý sau thanh tra:

Trong năm 2013, có 30 kết luận thanh tra có nội dung kiến nghị xử lý về kinh tế và xử lý hành chính tại các cơ quan đơn vị được thanh tra. Tính đến nay đã có 23 kết luận thanh tra được các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc; 06 kết luận  đang trong thời hạn thực hiện, cụ thể như sau:

4.1. Kết quả xử lý về kinh tế:

Qua công tác thanh tra trong năm 2013 đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN 2.846.495.659 đồng; đến nay, các đơn vị sai phạm đã nộp vào NSNN được 1.917.547.525 đồng đạt tỷ lệ 70%, số còn lại 928.948.134 đồng. Chủ yếu là các cuộc thanh tra mới kết thúc, hiện vẫn đang trong thời hạn thu hồi.

4.2. Kết quả xử lý về hành chính: 

Thực hiện kiến nghị tại các kết luận, đến nay các cơ quan đơn vị có liên quan đã tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm đối với 12 tập thể và 08 cá nhân (kiểm điểm rút kinh nghiệm 05 cá nhân; kỷ luật cảnh cáo 03 cá nhân, khiển trách 01 cá nhân).

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.

  1. Công tác tiếp công dân:

Trong năm 2013, tại Trụ sở Tiếp dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp 1.041 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị. Trong đó:

+ Trụ sở tiếp dân tỉnh tiếp:                                395 lượt người.

+ Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp:        361 lượt người.

+ Các xã, phường, thị trấn tiếp:                                  285 lượt người.

- Số vụ việc mới phát sinh 738 vụ việc.

- Số đoàn đông người: 08 đoàn.

Nội dung công dân đến KN,TC, kiến nghị về các lĩnh vực sau: đất đai 480 lượt; bồi thường tái định cư 101 lượt; nhà cửa tài sản 22 lượt; chế độ chính sách 78 lượt; hoạt động cơ quan nhà nước 22 lượt; xử phạt hành chính 11 lượt; đền bù 02 lượt; vi phạm pháp luật 01 lượt; ô nhiễm môi trường 02 lượt; tư pháp 03 lượt; lĩnh vực khác 319 lượt.

Qua kết quả tiếp công dân tại các Trụ sở, các ngành, các cấp trên địa bàn đã hướng dẫn cho công dân làm đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết 419 lượt; giải thích cho công dân hiểu về những vấn đề công dân thắc mắc 622 lượt người.

2. Tiếp nhận, phân loại xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

a, Tiếp nhận:

Các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận tổng cộng 1.081 đơn thư, tăng 499 đơn so với năm 2012 (1.081/582 đơn). 

b, Phân loại đơn:

- Theo loại đơn: đơn khiếu nại 485 đơn; tố cáo 80 đơn; kiến nghị 516 đơn.

- Theo nội dung: đất đai 474 đơn; chế độ chính sách 18 đơn; bồi thường, đền bù, nhà cửa tài sản 142 đơn, hoạt động cơ quan nhà nước 35 đơn; vi phạm pháp luật 47 đơn; lợi dụng chức vụ quyền hạn 02 đơn; tư pháp 01 đơn; sai phạm cán bộ công chức 04 đơn; tham ô hối lộ 01 đơn; loại khác 357 đơn. Cụ thể như sau:

+ Nội dung đơn khiếu nại: đất đai 248 đơn; chế độ chính sách 11 đơn; bồi thường  32 đơn; nhà cửa tài sản 11 đơn; đền bù 40 đơn; loại khác 143 đơn.

+ Nội dung đơn tố cáo: vi phạm pháp luật 42 đơn; lợi dụng chức vụ quyền hạn 02 đơn; chế độ chính sách 01 đơn; tư pháp 01 đơn; sai phạm cán bộ công chức 04 đơn; tham ô hối lộ 01 đơn; bồi thường 01 đơn; loại khác 28 đơn.

+ Nội dung đơn kiến nghị: đất đai 226 đơn; hoạt động cơ quan NN 35 đơn; chế độ chính sách 06 đơn; bồi thường 52 đơn; đền bù 05 đơn; nhà cửa tài sản 01 đơn; vi phạm pháp luật 05 đơn; loại khác 186 đơn.

         - Theo thẩm quyền: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các ngành, các cấp: 514/1.081 đơn (chiếm tỷ lệ 47,5% ). Đơn gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đơn gửi vượt cấp, đơn nặc danh: 567/1.081 đơn (chiếm tỷ lệ 52,5%).

c, Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:

Số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 95 đơn; số đơn trả lại và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền 83 đơn; số đơn thuộc thẩm quyền 227 đơn; số đơn lưu do đơn trùng lắp, đơn không rõ địa chỉ, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh 160 đơn.

3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền:

a. Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền.

- Tổng số: đơn khiếu nại 211 đơn/211 vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết bằng quyết định hành chính 205 vụ việc. Trong đó, số vụ việc giải quyết lần 1 là 103 vụ việc; số vụ việc giải quyết lần 2 là 70 vụ việc; số vụ việc giải quyết trên 2 lần là 32 vụ việc.

- Kết quả giải quyết: số vụ việc khiếu nại đúng 15 vụ việc; khiếu nại sai 155 vụ việc; khiếu nại đúng một phần 35 vụ việc.

Qua giải quyết khiếu nại của công dân đã xử lý như sau: Hỗ trợ thiệt hại do ngừng sản xuất trên đất cho 01 hộ dân với số tiền 9,3 triệu đồng; hỗ trợ số tiền 63 triệu đồng cho 06 hộ dân sử dụng diện tích 3.500m2 đất nông nghiệp bị thu hồi xây dựng công trình đập chứa nước Tân Điền; giao lại cho 01 hộ dân diện tích 495,6m2 và hoán đổi 01 thửa đất ở có diện tích 100m2; chi trả tiền bồi thường thiệt hại về cây trồng, hoa màu trên đất, hỗ trợ công khai hoang đất cho 01 hộ dân với số tiền là 230 triệu đồng và giao 01 lô đất ở diện tích 99,8m2 không thu tiền sử dụng đất, chỉ thu tiền đầu tư cơ sở hạ tầng; khôi phục quyền sử dụng đất cho 23 hộ dân với diện tích đất 16,52 ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm; hỗ trợ 100% kinh phí sửa chữa nhà ở đối với 17 hộ dân thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước nhưng nhà không thuộc diện bán cho người đang thuê với tổng số tiền hỗ trợ là 955 triệu đồng; thu hồi nộp lại Ngân sách Nhà nước 99.761.250 đồng.

- Tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức thực hiện là 50 quyết định; đã tổ chức thực hiện 46 quyết định; đang tổ chức thực hiện 04 quyết định.

           b. Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:

- Tổng số: đơn tố cáo 16 đơn/16 vụ việc thuộc thẩm quyền; số vụ việc đã giải quyết bằng quyết định hành chính 15 vụ việc; còn lại 01 vụ việc đang giải quyết

- Kết quả giải quyết: số vụ việc tố cáo đúng 4 vụ việc; tố cáo sai 11 vụ việc. Kiến nghị, xử lý khởi tố 01 bị can; xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách 01 cán bộ; cách chức 01 cán bộ; Trả lại cho công dân 6.260.000 đồng.

-  Tổng số quyết định giải quyết tố cáo phải tổ chức thực hiện là 04 quyết định; đã tổ chức thực hiện 03 quyết định; đang tổ chức thực hiện 01 quyết định.

4. Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong năm 2013, Thanh tra tỉnh đã tiến hành 02 cuộc thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thống kê, Ban Dân tộc, UBND thành phố Kon Tum, UBND huyện Kon Plông, UBND huyện Kon Rẫy và UBND huyện Sa Thầy.

5. Kết quả giải quyết các vụ việc theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ:

Thực hiện việc rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, phức tạp trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP, UBND tỉnh Kon Tum đã phối hợp với Tổ công tác - Thanh tra Chính phủ rà soát, xem xét và ký Biên bản thống nhất phương án giải quyết đối với 08 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh trong các năm trước đây, qua kết quả phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiến hành rà soát, kiểm tra và thống nhất phương án giải quyết đối với từng vụ việc.

Cho đến nay, UBND tỉnh Kon Tum đã tiến hành giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật đối với 06/08 vụ; đang triển khai các bước giải quyết đối với 02 vụ việc.

III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG:

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN

Các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã thực hiện phổ biến, tuyên truyền các văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PCTN với nhiều hình thức phong phú, thích hợp cho từng đối tượng gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Quán triệt có trọng tâm, trọng điểm Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

Sở Tư pháp đã in và phát đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh 2.000 cuốn sách “Hỏi đáp về pháp luật phòng chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về phòng chống tham nhũng”. Ngoài ra, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh duy trì chuyên mục phòng, chống tham nhũng định kỳ trên sóng phát thanh, truyền hình và Báo Kon Tum.

Thực hiện Kế hoạch số 529/KH-UBND ngày 05/4/2012 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 về việc thành lập Ban tổ chức cuộc thi tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng tỉnh Kon Tum. Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh, Ban Tổ chức cuộc thi đã tiến hành lập Kế hoạch, tổ chức cuộc thi trong quý IV/2013. Kết thúc cuộc thi Ban tổ chức đã trao 01 giải nhất; 02 giải nhì; 02 giải ba và 06 giải khuyến khích. Ngoài ra, đã chọn và gửi 02 tác phẩm đạt giải nhất và giải nhì để dự cuộc thi tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Trung ương tổ chức.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

2.1. Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị:

Các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện công khai theo quy định của pháp luật đối với việc mua sắm công, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính - ngân sách, quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ, huy động; quản lý đất đai, tài sản công; công tác tổ chức - cán bộ. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện việc công bố công khai các thủ tục hành chính, các loại biểu mẫu, quy trình giải quyết, thời gian giải quyết và mức thu các loại phí lệ phí ...; công khai số điện thoại đường dây nóng của người có thẩm quyền trong việc tiếp nhận các ý kiến phản ảnh của tổ chức, công dân.

2.2. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn:

Nhìn chung, các đơn vị đã chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về thực hiện các tiêu chuẩn, chế độ, định mức ban hành. Ngoài ra trong quá trình thực hiện công tác quản lý nguồn kinh phí được giao, ngay từ đầu năm các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, bố trí nhiệm vụ phù hợp với nguồn kinh phí được giao nhằm hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra; đồng thời tiếp tục xây dựng chương trình, điều chỉnh bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở thực hiện ngân sách. Riêng tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đều hoàn thành nhiệm vụ quản lý tài sản, sử dụng lao động hợp lý, tăng thu bổ sung thêm nguồn kinh phí phục vụ cho công tác chuyên môn và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh thực hiện chế độ tự chủ tài chính với quy chế  chi tiêu nội bộ chặt chẽ, hợp lý đã tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được tham gia vào công tác quản lý, sử dụng kinh phí tại các đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm triệt để kinh phí hoạt động tại các đơn vị.

2.3. Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng:

Thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ "quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức" trong năm 2013 đã có 10 đơn vị thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với 84 cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Nhìn chung, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc chuyển đổi vị trí công tác theo đúng quy định. Bên cạnh đó, đối tượng được chuyển đổi vị trí công tác cũng đã chấp hành nghiêm túc các quyết định chuyển đổi.

2.4. Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập:

Công tác kê khai tài sản, thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai, minh bạch về tài sản, thu nhập theo các quy định của Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ "Về minh bạch tài sản, thu nhập"; Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ "về việc ban hành danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập"; Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ "sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập"  đã được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

Trong kỳ kê khai đến cuối tháng 12/2012, số người phải kê khai tài sản, thu nhập là 7792 người. Trong đó: Số người phải kê khai lần đầu là 552 người (đã kê khai là 552 người), số người phải kê khai bổ sung là 7.240 người (số người đã kê khai bổ sung là 7235 người), chưa kê khai bổ sung là 05 người (nguyên nhân chưa kê khai: 01 người bị ốm nặng; 04 người đang đi học ở xa); số người phải kê khai theo Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ là 444 người (đã kê khai là 444 người).

3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng:

3.1. Về kết quả xử lý đối với các cá nhân, đơn vị có liên quan đến sai phạm qua kết quả thanh tra, kiểm tra:

Thực hiện kiến nghị tại các kết luận, đến nay các cơ quan đơn vị có liên quan đã tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm đối với 12 tập thể và 08 cá nhân (kiểm điểm rút kinh nghiệm 05 cá nhân; kỷ luật cảnh cáo 03 cá nhân, khiển trách 01 cá nhân).

Thực hiện kết luận và kiến nghị xử lý của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tại  Kết luận số 21-KL/UBKTTU ngày 30/10/2012 về các vi phạm xảy ra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc sử dụng nguồn kinh phí quản lý người có công và kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn từ năm 2009-2011. Trên cơ sở kết quả xử lý kỷ luật về Đảng của các cơ quan có thẩm quyền, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiến hành xử lý kỷ luật về mặt chính quyền đối với các cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền bổ nhiệm và quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tổng hợp tỉnh, Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Kon Tum (hình thức xử lý kỷ luật chính quyền tương đương với hình thức kỷ luật về Đảng). Thủ trưởng các đơn vị có liên quan cũng đã tiến hành xử lý kỷ luật về mặt chính quyền đối với cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến vi phạm nêu trên khi đã có hình thức xử lý kỷ luật về Đảng.

3.2. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng:

Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đang thụ lý tiến hành điều tra 02 vụ việc tham nhũng, gồm:

- Vụ “tham ô tài sản tại Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kon Plông do cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an chuyển về (02 bị can) cho Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Kon Tum tiếp nhận điều tra;

- Vụ “Giả mạo trong công tác” tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy (01 bị can)  do cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Sa Thầy đã khởi tố điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan Cảnh sát Điều tra (PC46)- Công an tỉnh để điều tra theo thẩm quyền.

Ngoài ra, cơ quan Cảnh sát Điều tra- Công an huyện Ngọc Hồi đang điều tra, xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ngọc Hồi.

B. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014:

1. Về thanh tra, kiểm tra:

Thanh tra sở, ban, ngành, huyện, thành phố chủ động bám sát yêu cầu quản lý của Lãnh đạo sở, ngành, địa phương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của sở, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2014, chú ý một số nội dung sau:

- Tăng cường thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trong đó tập trung thanh tra các lĩnh vực: công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, giao đất, giao rừng; giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, tổ chức tái định cư cho các hộ có nhu cầu; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm tài sản; việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thanh tra các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn ODA, BT, BOT, nguồn vốn ngân sách lớn...; việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; việc quản lý và sử dụng vốn, việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh, thành phố.

- Về thanh tra chuyên ngành: Đẩy mạnh hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính của các tổ chức cá nhân trên các lĩnh vực chuyên ngành, tập trung vào các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường, quản lý bảo vệ rừng, khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực vật, nhãn hiệu hàng hóa, đầu tư xây dựng, chất lượng công trình, quản lý chất thải, y tế, chính sách ưu đãi người có công, bảo hiểm xã hội, chính sách trẻ em và xã hội, các chính sách xóa đói giảm nghèo, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, giáo dục phổ thông, dạy nghề; việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức; việc chấp hành các quy định của pháp luật về viễn thông và internet, hoạt động báo chí, hoạt động liên kết trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, cung cấp dịch vụ mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp; công tác biên tập, biên dịch trên chương trình nước ngoài, hoạt động phát thanh truyền hình, hoạt động xuất bản, in, phát hành; thuế, chứng khoán, ngân hàng; kinh doanh điện, xăng dầu, dược phẩm, bất động sản, ngoại tệ, vàng; hoạt động thương mại điện tử... và trên các lĩnh vực dư luận quan tâm.

2. Trên lĩnh vực tiếp công dân, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Tiếp tục thực hiện Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/10/2008 của Bộ Chính trị. Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ và những vụ việc mới phát sinh nhất là các điểm nóng phức tạp, vượt cấp; xử lý kịp thời số vụ việc khiếu kiện đông người.

- Thực hiện tốt công tác tiếp dân định kỳ và tiếp dân thường xuyên, xử lý gọn các đơn thư khiếu nại, đơn tố cáo tiếp nhận được, khắc phục việc chuyển đơn lòng vòng, hướng dẫn không đúng quy định.

- Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; chú trọng việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.

- Tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ coi đây là việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, phấn đấu đạt tỷ lệ giải quyết trên 90%.

- Tiếp tục thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân theo Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

          - Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn).

3. Trên lĩnh vực phòng, chống tham nhũng:

- Thực hiện đúng yêu cầu, có hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21- KL/TW ngày 25/12/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012 – 2016; Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1368/KH-UBND ngày 08/7/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ; tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:

- Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; có chiến lược truyền thông đúng đắn về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, không để đưa thông tin sai sự thật, gây dư luận không tốt và hiểu không đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của tỉnh Kon Tum nói riêng, của Việt Nam nói chung.

- Đôn đốc thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng theo chức năng của ngành Thanh tra.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như đầu tư xây dựng, đất đai, thu ngân sách (thuế, hải quan), mua sắm công...

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng tổ chức tốt hoạt động đối thoại về phòng, chống tham nhũng; tham gia tích cực vào các hoạt động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

 - Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành./.

                                                    THANH TRA TỈNH KON TUM

 

Thông cáo báo chí

 

 

 

  
Số lượt xem:1476