Tập huấn Thông tư 02/2014/TT-TTCP quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Nghị định 90 của Chính phủ |
10-6-2014 |
Trong 2 ngày 5-6/6, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn Thông tư số 02/2014/TT-TTCP quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Nghị định số 90/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ chủ trì với sự tham dự của đại diện thanh tra các bộ, ngành, địa phương khu vực phía Bắc. |
CT |
Phát biểu khai mạc hội nghị, tiên sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra cho rằng trách nhiệm giải trình, công khai thu nhập là những chế định quan trọng để phòng ngừa tham nhũng. Ở nước ta, trách nhiệm giải trình là chế định đầu tiên được đưa vào pháp luật, góp phần nâng cao trách nhiệm hệ thống hành chính nói chung và cán bộ nói riêng. Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm giải trình được xem là một yếu tố không thể thiếu khi đề cập đến công khai minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Do đó, các cơ quan tổ chức, đơn vị phải có trách nhiệm thông tin để người dân biết rõ, hiểu đúng bản chất nội dung đã được công khai. Đồng thời, giải trình cần bảo đảm việc cung cấp đầy đủ bằng chứng cũng như căn cứ mang tính khách quan để làm rõ các nội dung hoặc vấn đề cần minh bạch. Việc nâng cao trách nhiệm giải trình cũng góp phần tăng cường đối thoại, hiểu biết giữa các cơ quan Nhà nước với người dân, xã hội, đặc biệt góp phần hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo.
Thông tư 02 tập trung làm rõ thêm một số quy định của Nghị định 90 về nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết; việc tiếp nhận, giải trình trong nhiều trường hợp nhiều người yêu cầu giải trình về một nội dung; việc thu thập, xác minh và tiếp nhận xử lý thông tin, tài liệu; quy định việc thông báo về việc tiếp nhận để giải trình hoặc từ chối giải trình; tiếp nhận xử lý thông tin, tài liệu. Theo đó, người giải trình chỉ tiếp nhận các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình; các thông tin, tài liệu phải thể hiện rõ nguồn gốc và được đối chiếu với bản chính; thông tin, tài liệu do cá nhân cung cấp phải được người cung cấp ký hoặc điểm chỉ xác nhận; việc thu thập, xác minh thông tin, tài liệu thì người yêu cầu giải trình có thể tự mình hoặc giao cho cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành thu thập; khi kết thúc, cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ phải báo cáo kết quả bằng văn bản với người giải trình. Bên cạnh đó, 8 biểu mẫu hướng dẫn chi tiết việc thực hiện giải trình cũng được giới thiệu tại hội nghị đó là: Việc cử người đại diện; việc tiếp nhận yêu cầu giải trình; văn bản thông báo; việc tiếp nhận phải được lập thành văn bản; hướng dẫn về việc giao nhiệm vụ thu thập, xác minh thông tin, tài liệu; báo cáo kết quả thu thập liên quan đến yêu cầu giải trình; hướng dẫn sử dụng biểu mẫu khi ban hành văn bản giải trình và những yêu cầu giải trình trực tiếp hay có nội dung đơn giản, người giải trình có thể thực hiện giải trình trực tiếp và lập biên bản thực hiện việc giải trình.
Tại Hội nghị, đại biểu đã tập trung thảo luận một số ý kiến xoay quanh vấn đề phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Nghị định 90 và Thông tư 02; trình tự, thủ tục thực hiện việc giải trình và vấn đề thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước./. Theo: thanhtra.gov.vn |
Số lượt xem:13728 |