Qui định mới về tổ chức, hoạt động của Thanh tra ngành Công thương |
19-1-2016 |
(Thanh tra)- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định (NĐ) số 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành Công Thương (CT). |
CT |
NĐ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2016, thay thế NĐ số117/2006/NĐ-CP ngày 9/10/2006 của Chính phủ về tổ chức - hoạt động của Thanh tra Công nghiệp và NĐ số 103/2004/NĐ-CP ngày 1/3/2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Điện lực. Theo đó, NĐ này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành CT; thanh tra viên ngành CT, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành CT; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành CT. Đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ CT, Sở CT; cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ CT, Sở CT. NĐ cũng quy định trong trường hợp NĐ này và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành CT gồm: Thanh tra Bộ CT, Thanh tra Sở CT và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như Tổng cục Năng lượng; Cục Quản lý thị trường; Cục Hóa chất; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Điều tiết điện lực; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin; Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ CT. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ CT, giúp Bộ trưởng Bộ CT quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC), tiếp công dân (TCD) và phòng, chống tham nhũng (PCTN); tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết KN,TC, TCD và PCTN theo quy định của pháp luật. Về nhiệm vụ, quyền hạn, Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và Điều 7 NĐ số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra như chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thanh tra ngành CT; xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng phê duyệt; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ CT, Thanh tra Sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, giải quyết KN,TC, TCD và PCTN; yêu cầu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ CT báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định giải quyết KN, kết luận nội dung TC, biện pháp xử lý TC của Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ CT; chủ trì Đoàn Thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn Thanh tra liên ngành do Bộ, ngành thành lập; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, TCD và PCTN trong phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ CT với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có liên quan; thường trực TCD, giải quyết KN,TC và PCTN theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CT thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC, TCD và PCTN và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra, Điều 8 NĐ số 86/2011/NĐ-CP. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở CT, giúp Giám đốc Sở CT tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết KN,TC, TCD và PCTN theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ. Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra, Điều 13 NĐ số 86/2011/NĐ-CP như hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở CT thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết KN,TC, TCD và PCTN; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết KN, kết luận nội dung TC, quyết định xử lý, kiến nghị về TC của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết KN,TC, TCD và PCTN trong phạm vi quản lý của Sở CT với Thanh tra tỉnh và các cơ quan có liên quan; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở CT thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC, TCD và PCTN; chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do Sở, ngành thành lập và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra, Điều 14 NĐ số 86/2011/NĐ-CP báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra; giải quyết KN,TC, TCD và PCTN trong phạm vi trách nhiệm được giao; thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở CT trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; giải quyết KN,TC, TCD và PCTN; trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc Sở CT tham gia hoạt động thanh tra; giúp Giám đốc Sở theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở trong việc TCD, giải quyết KN,TC và PCTN; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở CT và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Theo: thanhtra.com.vn |
Số lượt xem:3660 |