Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành Thanh tra năm 2018 |
19-1-2018 |
Ngày 16/1, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 vàtriển khai nhiệm vụ công tác ngành Thanh tra năm 2018. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ thườ |
Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của ngành Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh cho biết, năm 2017, toàn ngành đã triển khai 7.539 cuộc thanh tra hành chính và237.284 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 67,7 nghìn tỷ đồng, hơn 17,5 nghìn ha đất, đã kiến nghị thu hồi hơn 43,3 nghìn tỷ đồng, Về thanh tra hành chính, TTCP tiến hành 54 cuộc thanh tra; ban hành kết luận 24 cuộc, phát hiện vi phạm số tiền hơn 25,7 nghìn tỷ đồng; kiến nghị thu hồi hơn 5,9 nghìn tỷ đồng; kiến nghị, xử lý khác hơn 19 nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý 08 vụ, 10 đối tượng. Thanh tra các bộ, ngành, địa phương triển khai 6.531 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 5.228 cuộc; phát hiện vi phạm số tiền hơn 4,5 nghìn tỷ đồng, 4 nghìn ha đất; kiến nghị thu hồi 690 tỷ đồng. Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, Thanh tra các bộ, ngành Trung ương và sở, ngành cấp tỉnh đã tiến hành 237.284 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 590.022 tổ chức, đơn vị, cá nhân trên các lĩnh vực. Qua thanh tra đã phát hiện 197.990 tổ chức, cá nhân có vi phạm, tổng số tiền vi phạm 35.957 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 33.561 tỷ đồng; ban hành 148.026 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 2.924 tỷ đồng. Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.546 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 856/1.358 tỷ đồng (đạt 63%), 4.126/4.179 ha đất (đạt 99%), đôn đốc xử lý 971 tập thể, 4.206 cá nhân,chuyển cơ quan chức năng khởi tố 16 vụ, 29 đối tượng,
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ mặt còn hạn chế như: Việc ban hành một số cuộc thanh tra còn chậm; chất lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, việc xử lý vi phạm còn chưa kịp thời, nghiêm chỉnh, nhất là xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức vi phạm; kết quả xử lý sau thanh tra có nhiều tiến bộ nhưng tỷ lệ thu hồi, xử lý về tiền, tài sản, đất đai chưa đạt được yêu cầu đề ra; công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC vẫn còn tồn tại, hạn chế; số vụ khiếu nại có xu hướng giảm nhưng số vụ đông người lại tăng lên; tỷ lệ giải quyết các vụ KN, TC thuộc thẩm quyền còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra; việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao, kết quả phát hiện tham nhũng qua thanh tra còn hạn chế; tổ chức bộ máy còn một số bất cập chưa phát huy được hiệu quả quản lý nhà nước về thanh tra, KNTC và PCTN.
Qua đó, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Thanh tra cần cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ thành hành động, chương trình cụ thể, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Tập trung cao cho công tác xây dựng thể chế, phối hợp tốt các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách pháp luật và hoạt động ngành thanh tra; triển khai thực hiện tốt kế hoạch thanh tra gắn với thanh tra đột xuất khi phát hiện vi phạm; triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, quan tâm tiếp dân gắn với xem xét giải quyết kịp thời đúng pháp luật, phù hợp với thực tế; tiếp tục, triển khai kế hoạch phối hợp, xử lý giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, đồng thời tập trung phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ việc tham nhũng; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình hành động của Chính phủ về PCTN; tăng cường đôn đốc kiểm tra thanh tra về việc thực hiện pháp luật về PCTN; tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống thể chế trên các lĩnh vực thanh tra, khiếu nại, tố cáo, PCTN nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động của ngành thanh tra hiệu quả; tăng cường phối hợp trong ngành với các ngành liên quan tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc thực hiện kết luận và xác định các biện pháp xử lý; phối hợp với Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp; tăng cường ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo hoạt động thanh tra; nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, đặc biệt phải xây dựng đội ngũ thanh tra gương mẫu, đạo đức, chính trực, trung thành. Năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng rằng với truyền thống tốt đẹp và sự nỗ lực cố gắng, toàn ngành Thanh tra sẽ tiếp tục phát huy, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Ủy viên TW Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra bày tỏ sự cảm ơn Phó Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua. Đồng thời khẳng định quyết tâm của toàn ngành, sẽ nỗ lực, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao trong thời gian tới.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước tặng thưởng cho nguyên Phó Tổng TTCP Nguyễn Đức Hạnh; Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương và Huân chương Lao động hạng Ba cho các đồng chí: Ngô Đại Tuấn - Chánh Văn phòng TTCP; Ngô Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng TTCP; Văn Tiến Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài Chính và Tổng hợp TTCP; Đặng Khánh Toàn - Vụ trưởng Vụ Giám sát Thẩm định và Xử lý sau thanh tra TTCP; Nguyễn Trung Thành - nguyên Hàm Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và ông Nguyễn Sỹ Minh - nguyên Phó Cục trưởng Cục Giải quyết KN, TC và Thanh tra Khu vực 3.
Nguồn: thanhtra.gov.vn |
Số lượt xem:1868 |