Cụ thể: Đối với Thanh tra Chính phủ: Rà soát, hoàn thiện, phê duyệt, phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tham nhũng giành cho giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên các trường trung học phổ thông; giảng viên, giáo viên các trường hành chính, quản lý nghiệp vụ thuộc cơ quan, tổ chức của Đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội; hoàn thiện chuyên mục phòng, chống tham nhũng trên Trang thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, đăng tải, cung cấp thông tin kịp thời các tài liệu đã được các Bộ, ngành biên soạn, phê duyệt, tư liệu về các vụ án tham nhũng trong và ngoài nước, kinh nghiệm của nước ngoài về PCTN phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.
Hỗ trợ tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, báo cáo viên giúp các Bộ, ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên giảng dạy nội dung PCTN.
Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện và giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục đào tạo phù hợp, hiệu quả.
Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong việc rà soát, điều chỉnh, phê duyệt chương trình, nội dung giảng dạy phòng, chống tham nhũng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, Chỉ thị số 10/CT-TTg cũng yêu cầu một số công việc cụ thể đối với từng bộ ngành như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Học viên Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí minh, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.
Theo: www.thanhtra.gov.vn